Nhận định, soi kèo Le Havre vs Brest, 21h00 ngày 26/1: Chiến thắng thứ 4
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1 -
Học đại học ba lần, Nguyễn Lan Phương, 25 tuổi hiện là sinh viên năm thứ ba ngành Luật quốc tế tại Đại học Soongsil, Hàn Quốc. Cô gái 3 lần học đại học mơ làm luật sư ở Hàn QuốcHành trình đến xứ sở kim chi
Lan Phương sinh năm 1996, tại Hà Nội mô tả mình từng là một học sinh không có thành tích gì nổi bật khi học phổ thông. Sau khi học hết lớp 12, Lan Phương thi vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chuyên ngành Công tác xã hội.
“Do không tìm hiểu kỹ về ngành nên lên đại học mình mất hết mục tiêu và phương hướng phấn đấu. Mình tự hỏi chính bản thân: Chẳng lẽ không thích vẫn cố học để lấy bằng? Tuổi 20 không thể hời hợt như vậy được”.
Sau khi cân nhắc, Lan Phương nhận thấy rất thích tiếng Hàn Quốc và dự định đi du học. Hơn 6 tháng mất ăn mất ngủ quyết tâm ôn thi đại học lần nữa, Phương đỗ vào khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Hơn 1 năm học tại ĐH Ngoại ngữ, mình vừa miệt mài học tiếng Hàn và chăm chỉ duy trì thành tích học tập tốt. Sau đó, mình đạt TOPIK 4 (chứng chỉ tiếng Hàn) và giành được học bổng miễn phí học phí đi trao đổi 1 năm tại Trường Chung – Ang, Hàn Quốc”.
Tháng 2/2018, cô gái nhỏ háo hức lên đường sang xứ sở kim chi. Sau 3 tuần đầu làm quen, Lan Phương đã đi tìm việc làm thêm để tự trang trải chi phí sinh hoạt. Công việc đầu tiên của cô là làm cho một công ty mỹ phẩm đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam.
“Trong quá trình đi học, đi làm, mình tự nghiên cứu và cảm thấy rất hứng thú với ngành luật. Vì thế, một lần nữa mình đứng trước lựa chọn, hết kỳ học trao đổi, trở về Việt Nam học nốt để lấy bằng cử nhân tiếng Hàn hay làm lại từ đầu”.
Cuối cùng, Lan Phương quyết định ở lại Hàn Quốc dù bạn bè và bố mẹ hết lời khyên can vì cho rằng cô đang tốn thời gian.
“Mẹ mong mình về nước học xong tốt nghiệp, đi làm phiên dịch cho công ty Hàn Quốc với mức lương ổn định, có cuộc sống an nhàn hơn. Nhưng tuổi trẻ có gì đâu ngoài dám ước mơ hoài bão và một sức khỏe để làm điều mình muốn. Mình chọn vừa tiếp tục học tiếng Hàn vừa học luật”, Lan Phương chia sẻ.
Năm 2019, với chứng chỉ TOPIK 6, Lan Phương đăng ký vào khoa Luật quốc tế Đại học Soongsil. Cô nhận học bổng miễn học phí kỳ đầu tiên và trở thành sinh viên năm thứ nhất lần thứ 3.
Ước mơ trở thành luật sư
Chương trình học của Lan Phương được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Mặc dù khá thông thạo nhưng Lan Phương cho biết để học hoàn toàn 100% tiếng Hàn, vẫn cần vẫn phải tìm hiểu và đọc rất thêm rất nhiều.
“Thời gian đầu mình không hiểu hết thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ như trong tiếng Hàn từ “đơn kiện” đồng nghĩa với từ “con bò” và khi thắc mắc với giáo sư thì cả lớp cười lên trước sự ngơ ngác của mình.
Và học luật thì người học còn cần thêm kiến thức nền về đời sống, lịch sử, xã hội của Hàn Quốc. Khi giáo viên nói về một vấn đề xã hội để làm ví dụ pháp lý, chỉ cần nói một vài từ khóa như tên sự kiện thì các bạn Hàn đều biết, riêng mình không biết. Mỗi lần như vậy, mình ghi lại rồi lên mạng tìm hiểu thêm”, Lan Phương kể.
Ngoài thời gian lên lớp, Lan Phương còn nhận làm thêm công việc phiên dịch và truyền thông. Thường bắt đầu ngày mới từ 4 giờ sáng, nhưng Lan Phương luôn có kế hoạch rõ ràng để không ảnh hưởng tới việc học.
Nhờ sự cố gắng không ngừng, Lan Phương đạt thành tích học tập tốt và 2 lần liên tiếp nhận học bổng học phí GKS của chính phủ Hàn Quốc với số tiền 500.000 won/1 tháng. Cô còn được sang Mông Cổ tập huấn, tham quan và tham gia hoạt động tình nguyện trồng cây xanh chống sa mạc hóa.
Hồi tháng 3 năm nay, Lan Phương cũng từng được phỏng vấn trên kênh phát thanh quốc tế KBS World Radio trực thuộc Đài KBS.
Lan Phương trong một lần đi thông dịch tại tòa án Sau 6 tháng làm việc ở một văn phòng luật, Lan Phương đã thi đỗ chứng chỉ thông dịch tư pháp. Trong đợt tuyển chọn đầu năm 2021, cô được nhận vào vị trí thông dịch cho tòa án phía Nam và tòa án phía Tây Seoul. Mỗi lần có việc, Lan Phương đều tìm hiểu kỹ hồ sơ và cáo trạng để không bỏ lỡ chi tiết quan trọng nào ở tòa.
“Mình không bao giờ quên cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên góp phần bảo vệ được quyền lợi, và giành lại công bằng cho người lao động. Điều đó cũng là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn”.
Chia sẻ về dự định tương lai, Lan Phương cho biết mong muốn thi chứng chỉ luật sư tại Hàn. Dù biết là luật sư người nước ngoài ở Hàn hầu như chỉ có thể làm luật sư tư vấn chứ không có cơ hội tham gia tranh tụng, nhưng Lan Phương vẫn muốn theo đuổi.
Ngọc Linh
"> -
“Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số – Đổi mới giáo dục vùng cao”Quang cảnh hội thảo. Năm học 2023 – 2024, mạng lưới trường lớp học trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của Nhân dân. Hiện toàn tỉnh có 612 trường học, trong đó có 165.547/222.640 học sinh và trẻ em được tiếp cận, học tập môn Tin học; 100% cơ quan quản lý giáo dục trong toàn tỉnh đã được đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (máy tính, máy chiếu, mạng internet cáp quang tốc độ cao, mạng 3G, 4G) đáp ứng việc khai thác, quản lý, chỉ đạo, điều hành trên nền tảng số.
Cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở giáo dục cơ bản có trình độ, tiếp cận nhanh với các ứng dụng công nghệ thông tin và sáng tạo trong chuyển đổi số. Trên 98% giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong dạy học (phần mềm trình chiếu, soạn giảng, zoom Meeting, khai thác internet,...); 173/187 trường THCS đã sử dụng giáo án điện tử, sổ đầu bài, báo giảng điện tử… và chữ ký số cho giáo viên (đạt 92,5%); các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong thực tiễn đời sống.Tại hội thảo, đại diện phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố đã trình bày tham luận về thực trạng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới; thảo luận một số định hướng chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tại các địa phương; đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Đại diện VNPT tỉnh cũng đề xuất những giải pháp đồng hành với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai trong thực hiện chuyển đổi số; giới thiệu giải pháp phòng học thông minh.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã dự giờ tiết học Địa lý lớp 8 tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa); tham quan mô hình giải pháp thông minh cho giáo dục, thư viện hiện đại, các thiết bị giáo dục thông minh do Tập đoàn giáo dục Sao Mai cung cấp.TheoTuấn Nguyễn(Báo Lào Cai)
"> -
Danh ca Thái Châu chia sẻ về cố nhạc sĩ Lam PhươngDanh ca Thái Châu. Trong ấn tượng của Thái Châu, Lam Phương là người hài hước, vui tính. Có lần ông hỏi thẳng đàn anh: Vì sao em có diễm phúc được anh để ý, giao những bài mới toanh như vậy?, nhạc sĩ cho hay bên cạnh cá tính của Thái Châu, ông cũng muốn một giọng ca mới thể hiện những bài hát đặc biệt của mình.
Trong số đó, Thái Châu nhớ nhất lần thu bài Giọt lệ sầubởi nó được khán giả yêu thích hết sức nồng nhiệt. Lúc ấy, do người yêu nhạc "giục" quá, Lam Phương mới viết bài Giọt lệ sầuđáp lại tình cảm ấy. Bản solo Giọt lệ sầucủa Thái Châu cứ được tái bản đến mãi sau này mới có thêm phiên bản song ca nam nữ.
Danh ca nói: "Tôi biết ơn sự ưu ái anh Lam Phương dành cho tôi rất nhiều". Sau khi thu âm, tất cả bản thu của Thái Châu đều làm Lam Phương rất hài lòng. Nhạc sĩ còn dí dỏm nói với đàn em: "Nếu cứ hát như thế, sẽ còn nhiều tác phẩm nữa để dành cho cậu".
Thái Châu hát 'Giọt lệ sầu' (sáng tác: Lam Phương)
Sau này, vài lần vợ chồng Thái Châu đến nhà thăm Lam Phương bệnh, nhạc sĩ khoe còn rất nhiều bài hát để trong tủ chưa có người thể hiện. Danh ca hỏi vui: "Anh thương em, sao không giao cho em thể hiện?", ông cười đáp: "Từ từ rồi anh cũng sẽ cho ra đời, sẽ nhờ Thái Châu thể hiện thôi!".
Thái Châu thừa nhận, những ca khúc của Lam Phương góp phần lớn trong thành công của mình. "Những nhạc phẩm của anh Lam Phương đã chắp cánh cho tiếng hát của tôi bay xa. Tôi thành danh đến hôm nay có phần quan trọng nhờ âm nhạc của anh ấy", ông nói.
Danh ca 71 tuổi từng nghĩ nếu năm ấy không có những nhạc phẩm Lam Phương, có lẽ là điều bất hạnh với mình. Ông luôn luôn hãnh diện việc được cố nhạc sĩ tin tưởng giao nhiều bài hay cho mình thể hiện, nhất là ông rất thần tượng đàn anh.
Lúc Lam Phương qua đời, vợ chồng Thái Châu cứ nhìn nhau nghẹn lời, không nói được gì vì quá buồn. Ông biết bệnh tình của đàn anh trong nhiều năm qua nhưng vẫn giữ hi vọng Lam Phương có thể viết một bài nào đó gửi đến những người yêu nhạc đang mong chờ.
Tháng 11 tới, gia đình nhạc sĩ Lam Phương dự định đưa tro cốt ông từ Mỹ về Việt Nam chôn cất. Dịp này, đêm nhạc chủ đề Ngày hạnh phúcđược tổ chức tại nhà hát Hòa Bình hôm 26/11 nhằm tưởng niệm tác giả nổi tiếng.
Thái Châu - một trong những ca sĩ có mặt trong đêm nhạc - cho biết mình luôn sẵn sàng tham gia các đêm nhạc tri ân Lam Phương. Giống như Lam Phương sinh thời, bất cứ lúc nào nhạc sĩ cần là ông luôn ưu tiên việc đó. Trong đêm nhạc, Thái Châu hát Tình đẹp như mơ, Tình chết theo mùa đôngvà song ca Lệ Quyên bài Tình bơ vơ.
">